Skip to main content

Chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch

Là giám đốc của chuỗi khách sạn Nami Stay tại Đà Nẵng, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực OTA, tôi hiểu rằng ngành du lịch là một trong những lĩnh vực hoạt động theo mùa, với các giai đoạn cao điểm và thấp điểm tùy theo thời tiết, các mùa lễ hội, và những đặc điểm riêng của từng khu vực. Để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh, một khách sạn cần có chiến lược digital marketing hiệu quả. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Tiềm năng lớn của các khách sạn tại địa điểm du lịch

Việt Nam được biết đến là một quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về các địa điểm du lịch vui chơi và giải trí, các danh lam thăng cảnh, nhiều lễ hội truyền thống văn hóa-ẩm thực đặc trưng. Đây cũng chính là lý do Việt Nam thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Năm 2019 và 2020, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Hai năm liên tiếp, Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục hàng đầu châu Á gồm có: Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á.

Chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch
Các địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam

Trong lĩnh vực du lịch Golf, Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp đạt danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất châu Á. Sân golf Hoiana Shores Golf Club được nhận giải thưởng Sân golf mới tốt nhất thế giới.

Cùng với danh hiệu cho quốc gia điểm đến, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ của Việt Nam cũng được vinh danh ở các hạng mục giải thưởng khác nhau. Đáng chú ý, ở hạng mục hàng đầu thế giới, các đơn vị của Sun Group đạt 10/12 giải thưởng dành cho Việt Nam, trong đó có những cái tên nổi bật như Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, Sun World Ba Na Hills, Cầu Vàng, Sun World Fansipan Legend, Hotel De La Coupole – MGallery…

Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch
Cầu Vàng Đà Nẵng

Từ các thành tựu đạt được đã cho thấy, du lịch của Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được thành tựu to lớn. Đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc, trở thành điểm đến hàng đầu trên thế giới. Đây sẽ là cơ hội lớn giúp Việt Nam phát triển kinh tế vượt bậc nhưng cũng mang đến thách thức đòi hỏi các ngành dịch vụ phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, đặc biệt là kinh doanh lưu trú.

Chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch hiệu quả

Xu hướng tất yếu của nền công nghệ số ngày nay là khách hàng sẽ tìm kiếm tất cả những thông tin về địa điểm du lịch, các đơn vị lưu trú, địa điểm vui chơi tốt, có đánh giá về chất lượng và dịch vụ cao hay một số kinh nghiệm khi đi du lịch cần chú ý. Vì vậy, ể tiếp cận khách hàng, những chiến lược đầu tiên bao giờ cũng thông qua công cụ tìm kiếm, quảng bá.

Marketing trên mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm

Với khách du lịch chưa từng đặt chân đến địa điểm du lịch nào thì đương nhiên là họ sẽ tìm kiếm những thông tin liên quan đến các địa điểm đó. Một trong những điều quan trọng trên Google hiện nay là “khách sạn của bạn có xuất hiện ở trang đầu tìm kiếm trên Google hay không? hoặc là “khách sạn của bạn có nhiều thông tin trên các trang mạng xã hội hay không?”.

Chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch
Các mạng xã hội phổ biến

Nếu khách sạn bạn luôn đứng trong top đầu tìm kiếm nơi lưu trú tại điểm du lịch thì lượt truy cập của khách hàng ngày càng tăng cao. Kết hợp với các trang mạng xã hội cũng là một điểm tốt để thu hút khách hàng qua những thông tin hấp dẫn về phòng và dịch vụ khách sạn. Khi khách hàng đã “nạp” đủ thông tin cần thiết cho chuyến du lịch thì hành vi đặt phòng chỉ cần một cú nhấp chuột là xong.

Bạn có thể marketing qua các mạng xã hội như Instagram, Facebook, Pinterest,… Xem thêm một số kênh marketing hiệu quả cho khách sạn tại đây.

Marketing thông qua các sự kiện tại địa điểm du lịch

Chiến lược Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch
Sự kiện du lịch

Các sự kiện du lịch, lễ hội tại các địa phương thường sẽ được các cơ quan báo chí, truyền hình đăng tải thông qua các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài nên tin tức sẽ rất nhanh chóng truyền tới tay các du khách. Đây là một cơ hội tuyệt vời để  bắt tay với các đối tác quảng bá thương hiệu của khách sạn, cũng như là cơ hội tốt để dịch vụ của khách sạn đến gần hơn với khách hàng.

Marketing tại chính website của khách sạn

Chiến lược Marketing khách sạn
Website khách sạn

Website là một kênh đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Đây là một trang web được thiết kế nhằm mục đích bá thương hiệu và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Website cung cấp tất cả các thông tin chân thực nhất về khách sạn cũng như các chính sách kinh doanh, kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng.

Website khách sạn là một trong những nơi giúp khách sạn tự marketing một cách tốt nhất. Đây cũng là một trong những công cụ quan trọng và cần thiết. Website không những thể hiện sự chuyên nghiệp của khách sạn khi có một trang web chính thống cập nhật đầy đủ thông tin về loại phòng, giá phòng, dịch vụ trong khách sạn. Website còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng cáo trên các kênh quảng cáo trực tuyến.

Chương trình kích cầu du lịch, chính sách giá thu hút khách hàng

  • Chương trình khuyến mại đặc biệt tại điểm du lịch A chỉ có duy nhất ở khách sạn B.
  • Nhận ngay voucher nhiều ưu đãi trong mùa du lịch khi đặt từ 10 phòng khách sạn trở lên.
  • Chỉ còn một ngày duy nhất để “hốt” ngay 10 phòng VIP với giá chỉ còn 699.000VND tại điểm du lịch nổi tiếng nhất ABC.
Lồng ghép những chính sách giá theo mùa, những chương trình kích cầu du lịch như trên nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, khéo léo đưa các ưu thế vượt trội của khách sạn bạn đến với khách hàng cũng là một cách Marketing hiệu quả.

Quan tâm đến chất lượng dịch vụ

 Marketing khách sạn tại các địa điểm du lịch
Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất

Hẳn ai cũng biết, chính sự chỉnh chu về dịch vụ và phục vụ của khách sạn khiến khách hàng thoải mái, hài lòng khi lưu trú tại đây, tỷ lệ quay lại sẽ cao hơn. Cùng với đó là chính sách hậu mãi khách hàng, chăm sóc những khách hàng cũ để họ một lần nữa nhớ đến khách sạn của bạn. Sau đó việc họ giới thiệu đến người thân, bạn bè cũng như chia sẻ trên các trang mạng xã hội về ưu điểm của khách sạn là điều dễ xảy ra. Đây chính là kênh Marketing hiệu quả nhất, khẳng định thương hiệu của khách sạn trên thị trường du lịch.

Chiến lược marketing trong ngành khách sạn không chỉ là về việc quảng bá, mà còn là tạo ra những giá trị thực sự cho khách hàng. Với chiến lược đúng đắn, khách sạn của bạn sẽ không chỉ phát triển trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về cách tiếp cận marketing hiệu quả cho khách sạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!

Marketing là gì? Vai trò của Marketing

Xin chào các bạn, tôi là Lê Anh Tài. Mỗi năm trôi qua, chúng ta chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực marketing, từ sự phát triển của công nghệ, sự biến chuyển trong xu hướng tiêu dùng, cho đến những biến động trong tâm lý của khách hàng. Điều này đặt ra câu hỏi: Marketing là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề này.

 Marketing là gì?

Marketing là gì
Hiểu thế nào về marketing?

 

Marketing không chỉ là một bộ môn nghệ thuật, mà còn là sự tổng hòa giữa việc tạo ra giá trị truyền thông và phân phối những giá trị đó một cách hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng của marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đồng thời mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Từ khởi điểm ban đầu, marketing chủ yếu thịnh hành trong các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, theo thời gian, nó đã mở rộng và trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, và cả trong các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe.

Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh

Cung cấp thông tin cho khách hàng

Trong quá trình kinh doanh, marketing đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đặc biệt, các giám đốc marketing hiểu rõ nhất về sản phẩm của công ty, do đó, họ có trách nhiệm giúp khách hàng hiểu và đưa ra quyết định mua hàng một cách thông minh.

Cân bằng lợi thế cạnh tranh

Các hình thức marketing hiện đại không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà còn mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho họ cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành.

marketing là gì
Vai trò của Marketing

Duy trì mối quan hệ với khách hàng

Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới mà còn duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Việc cung cấp thông tin thông qua nhiều kênh khác nhau giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, từ đó xây dựng lòng tin và biến họ thành khách hàng trung thành.

Tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi

Trước đây, doanh nghiệp chỉ có thể tương tác với khách hàng qua gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, nhờ vào marketing, doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng mọi lúc, mọi nơi, thông qua nhiều kênh khác nhau, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả

Marketing giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Một sản phẩm chất lượng nhưng không ai biết đến sẽ khó có thể đạt được doanh số cao.

Giúp doanh nghiệp phát triển

Ngoài việc tăng doanh số, marketing còn giúp mở rộng tệp khách hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các loại hình Marketing phổ biến

Marketing là gì
Một số loại hình hiện nay
  • SEO: Tối ưu hóa nội dung để trang web xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google, giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả và bền vững.
  • Blog Marketing: Tạo blog kinh doanh để cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ, duy trì và củng cố vị trí trong lòng khách hàng.
  • Social Marketing: Sử dụng mạng xã hội để kết nối với khách hàng, giúp chiến dịch tiếp thị thành công hơn.
  • Print Marketing: Tiếp thị qua báo chí và ấn phẩm vẫn là phương thức hiệu quả để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • SEM: Nâng cao hình ảnh và sự hiện diện của doanh nghiệp thông qua các công cụ tìm kiếm.
  • Video Marketing: Sử dụng video để thu hút sự chú ý của khách hàng, là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị hiện đại.
  • Email Marketing: Tiếp cận khách hàng tiềm năng và chăm sóc tệp khách hàng hiện tại một cách trực tiếp và hiệu quả.
  • Brand Marketing: Xây dựng và định vị thương hiệu thông qua việc nâng cao nhận thức và kết nối cảm xúc với khách hàng.

Học Marketing ra làm gì?

Marketing mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp như quảng cáo, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường, và lập kế hoạch truyền thông. Những kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng thích nghi linh hoạt, kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, và kỹ năng bán hàng.

Marketing không chỉ là một công cụ kinh doanh, mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tại Hanami, tôi luôn coi trọng và đầu tư vào marketing để không chỉ tăng trưởng doanh thu mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về marketing và những giá trị mà nó mang lại.